Bố tôi có một của hiệu vàng mã. Nên tôi thường thắc mắc rằng đốt vàng mã là cho người đã khuất hay cho người còn sống trên dương thế?
Bản thân tôi luôn tin rằng chết là kết thúc về mọi thứ với người đó. Nhưng không kết thúc với những người còn sống có quan hệ thân thiết. Người đó sẽ sống mãi trong tâm trí, trong những câu chuyện của người còn sống.
Khi một lần mua sắm vàng mã cho người đã khuất, người mua sẽ một lần nhớ về những kỷ niệm với người thân đã khuất của mình, rồi hình dung ra họ sẽ thế nào khi trong cái trang phục, dụng cụ mà mình sẽ đốt này.
Và họ có niềm tin rằng người kia vì thế mà sẽ phù hộ cho mình và gia đình những điều tốt đẹp. Niềm tin này mới chính là điều thúc đẩy họ tiếp tục mua, tiếp tục đốt, tiếp tục cầu khấn cho những lần sau.
Phân tích dưới góc độ khoa học hành vi, ta cũng dễ dàng nhận thấy việc đốt vàng mã là một thói quen mà phần thưởng dành cho nguồ đốt là sự bình yên trong tâm hồn và niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Như vậy, đốt vàng mã là có tốt.
Nó đúng trong cả trường hợp tự nguyện mua về theo thói quen (mồng một, ngày rằm hàng tháng; hàng năm) lẫn trường hợp bị bắt buộc phải mua khi làm lễ giải hạn, động mồ mả.
Ở trường hợp thứ hai, người mua làm bởi đang có những suy nghĩ luẩn quẩn. Họ đang gặp vấn đề tâm lý bất ổn nên việc mua sắm vàng mã cúng lễ đốt giúp họ tin rằng đã “giải quyết” xong vấn đề với “đường âm”, một cách thức giúp thoát khỏi suy nghĩ luẩn quẩn.
Nhìn ở bề ngoài, đốt vàng mã có vẻ là một hành động lãng phí thể hiện sự mê tín. Nhưng ẩn sâu bên trong là một hệ thống phức tạp của khoa học hành vi. Đốt vàng mã không được sinh ra bởi đạo Phật, nó được sinh ra từ chủ nghĩa vô thần, nó là một tín ngưỡng.
Nhìn ở góc độ này, nó là một nghi lễ. Nó giống như bất cứ nghi lễ nào từ các tôn giáo hay tổ chức về mặt ý nghĩa. Nó đều tốn kém (lãng phí) theo cách này hoặc cách khác.
Như vậy, đốt vàng mã là có tốt.
Vì là tốt, mong là mọi người hãy đốt thật cẩn thận, thật an toàn.
Comments are closed.