[Việc làm vs. Nghề nghiệp vs. Đam mê]

Tất cả chúng ta đều muốn công việc của mình mang một tầm quan trọng nhất định. Không có động lực nào lớn hơn việc biết rằng bạn đang tạo ra sự thay đổi cho thế giới. 

Amy Wrzesniewski đến từ Đại học Yale nói với tôi rằng con người coi công việc của họ chỉ là một việc làm (một điều bắt buộc mà không mang quá nhiều ý nghĩa tích cực đối với cuộc sống của họ), một nghề nghiệp (một thứ gì đó để “chiến thắng” hoặc “thăng tiến”), hoặc là một tiếng gọi của đam mê (“một nguồn vui và thỏa mãn, nơi bạn làm một công việc có ích cho xã hội”). Bạn thường cho rằng một số nghề dễ được coi là tiếng gọi của đam mê hơn những nghề khác, nhưng câu trả lời bất ngờ là tất cả phụ thuộc vào cách suy nghĩ của bạn về nó. Amy quan sát các bác sĩ và y tá, giáo viên và thủ thư, kỹ sư và nhà phân tích, quản lý và thư ký. Trong số những người làm những nghề này chỉ có khoảng 1/3 coi công việc là tiếng gọi của đam mê. Và những người đó không chỉ hạnh phúc hơn, mà nghiên cứu còn chỉ ra rằng họ khỏe mạnh hơn.

Một khi đã được giải thích, điều đó trở nên thật hiển nhiên. Nhưng bao nhiêu người trong số các bạn đã dành thời gian tìm kiếm giá trị sâu xa hơn trong công việc của mình? Bao nhiêu công ty trong số các công ty của các bạn có thói quen cho mọi người tiếp cận trực tiếp với khách hàng, nhất là những người làm việc xa bộ phận “tiền tuyến” nhất? Có quá khó để bắt đầu hay không?

Comments are closed.