Bàn về “Thành thực” trong Nho giáo

Khổng Tử nói: Đại đạo phổ biến thực hành trong thiên hạ có năm mà thực hành những đại đạo này có ba. Chính là đạo: “Đạo quân thần, đạo cha con, đạo phu phụ, đạo huynh đệ, đạo giao thiệp với bằng hữu”. Năm loại này chính là đại đạo chung trong thiên hạ. Ba loại “trí tuệ, nhân ái và dũng cảm” chính là mỹ đức trong thiên hạ. Mà phương pháp thực hành mỹ đức và đại đạo có duy nhất là sự thành thực.

Có người sinh ra đã biết những đạo lý này, có người phải học mới biết những đạo lý này, có người sau khi gặp hoàn cảnh khốn cùng mới học và sau đó mới biết những đạo lý này. Người biết trước, người biết sau, nhưng đến khi thực sự biết được những đạo lý này thì cũng như nhau. Có người an tâm ung dung thực hành những đạo lý này, có người vì lợi ích mới thực hiện, có người miễn cưỡng thực hiện. Tuy họ thực hiện những đạo lý này có khác nhau, nhưng đến khi có được thành công lại như nhau.

Người ham thích việc học gần với điều trí, người gắng sức thi hành điều thiện gần với nhân, người biết hổ thẹn gần với dũng. Người biết ba vấn đề này sẽ biết làm thế nào đề cao tu dưỡng phẩm đức của bản thân, cũng biết làm thế nào để cai trị người khác; biết làm thế nào để cai trị người khác sẽ biết làm thế nào để cai trị quốc gia, thiên hạ.

Làm bất kỳ việc gì, đầu tiên cần xác lập một thái độ thành thực, nhất định có được thành công. Nếu không làm như vậy sẽ không có được thành công. Chúng ta trước khi nói phải phải thành thực, lời nói lưu loát và không bị vấp; trước khi làm bất kỳ việc gì cũng phải yêu cầu bản thân mình thành thực, làm bất kỳ điều gì sẽ không có thấy vướng mắc hay khó khăn; trước khi hành động cần thành thực, hành động đó sẽ được tiến hành thuận lợi: trước khi thực hành đạo đức cần quy định bản thân thành thực, khi thực hành sẽ được hanh thông.

“Thành”, đạo lý này do trời ban cho mỗi người, thực hành được “thành” cũng là đạo lý của mỗi người, trời sinh người thành thực không cần miễn cưỡng, cách xử thế tự nhiên sẽ hợp lý, không cần quá suy nghĩ, lời nói hành động sẽ thỏa đáng, cử chỉ không thiên không lệch, phù hợp với đạo Trung dung, người làm được như vậy chính là bậc thánh nhân. Muốn thực hành được thành này, cần chọn đạo đức chí thiện, hơn nữa phải kiên trì không thay đổi.

Muốn hiểu nhiều các loại tri thức, cần nghiêm túc nghiên cứu sự vật, cẩn thận khảo cứu những gì mình học, phân biệt đúng sai, sau đó mới có được chân lý đúng đắn, cần kiên quyết kiểm nghiệm bằng thực tiễn.

Trích: Tứ thư

Comments are closed.